Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Quyền thay đổi trực tiếp nuôi con

  Khi người được Tòa án quyết định cho phép được quyền trực tiếp nuôi con vi phạm các nghĩa vụ về việc giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng con vì lợi ích của con cha mẹ có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Pháp luật Việt Nam quy định vấn đề này cụ thể như sau:

 

1. Quyền đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con

 

Căn cứ Điều 93 - Luật HN&GĐ: Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

“Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

 

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.”

 

Do vậy, khi người trực tiếp nuôi con vi phạm các nghĩa vụ về chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng…của người được tòa án trao quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì vợ/chồng có quyền đề nghị Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

 

2. Trình tự thủ tục thay đổi quyền nuôi con

 

Bước 1: Quý khách nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc;

 

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Quý khách;

 

Bước 3: Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

 

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

 

3. Thời gian giải quyết

 

Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;

 

Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

 

4. Hồ sơ khởi kiện đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con

 

- Đơn khởi kiện (theo mẫu)

 

- Bản án ly hôn;

 

- Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao chứng thực);

 

- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);

 

- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp

 

Phản hồi từ khách hàng

Nguyễn Hà (Hababy611@gmail.com)
Nguoi me nhan duoc Quyet dinh của Toa an ve quyen nuoi con, nhung khong co du dieu kien nuoi con, thi co the lam bien ban thoa thuan tra lai quyen nuoi con cho nguoi cha duoc k?;
Luật sư tư vấn ANP (Luatdansu.net@gmail.com)
Theo Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ: (1) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; (2) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Đối với con từ 07 tuổi trở lên việc thay đổi này phải xem xét nguyện vọng của con. Như vậy nếu trẻ nhà bạn nhỏ hơn 7 tuổi thì bạn hai vợ chồng có thể thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con cho người cha, trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con, xem con muốn ở cùng ai. Tuy nhiên không phải con muốn ở với ai cũng được, mà đó chỉ là một căn cứ để xem xét thêm, việc thay đổi này sẽ dựa vào sự phù hợp, có lợi nhất cho con.
Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất