Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Trình tự thủ tục thực hiện việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Trình tự, thủ tục để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào? Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết và giải quyết ra sao?

Thành phần hồ sơ

Khi có nhu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, cha, mẹ gửi hồ sơ thay đổi người trực tiếp nuôi con tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định để yêu cầu Tòa án xem xét và ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, hồ sơ thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu);
  • Bản án/ Quyết định ly hôn;
  • Sổ hộ khẩu, CMND hoặc thẻ CCCD của hai bên vợ chồng (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
  • Văn bản thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con ( trong trường hợp hai vợ chồng thống nhất về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con và có yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận);
  • Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Trình tự thực hiện việc yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ về việc yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Người có yêu cầu nộp hồ sơ tới Tòa án có thẩm quyền qua đường bưu điện hoặc nộp đơn trực tiếp tại Tòa án

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Tòa án xem xét hồ sơ yêu cầu, nếu hồ sơ còn thiếu hoặc cần bổ sung thay đổi thì Tòa án ra thông báo yêu cầu chỉnh sửa bổ sung gửi tới người có yêu cầu.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ thụ lý để giải quyết yêu cầu

Bước 3: Tiến hành giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Đối với trường hợp hai vợ chồng yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tòa án xử lý nếu thấy có căn cứ Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận. Thời hạn giải quyết: Thông thường là 1 tháng kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Đối với trường hợp hai bên xảy ra tranh chấp: tiến hành theo thủ tục tố tụng quy định tại Bộ luật tố tụng năm 2014. Thông thường, tại giai đoạn này, Tòa án tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ và tổ chức hòa giải cho các bên có cơ hội tiếp xúc và giải quyết tranh chấp.

Bước 4: Tòa án mở phiên tòa giải quyết tranh chấp liên quan đến việc nuôi con sau ly hôn

Nếu các bên không thể tiến hành hòa giải, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa, Thẩm phán căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ và lời khai của các bên để đưa ra bản án liên quan đến việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.


Tại thời điểm tìm hiểu có thể văn bản áp dụng đã hết hiệu lực hoặc sửa đổi bổ sung, bạn tham khảo thêm quy định liên quan hoặc Gọi: 0912 772 008 để được luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình nhanh chóng, chính xác nhất.

Ngoài dịch vụ tư vấn trên theo quy định của pháp luật, Luật ANP còn tư vấn các lĩnh vực khác như: Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài, tranh chấp va chạm giao thông, Tư vấn thừa kếTư vấn thủ tục lập di chúc,  tư vấn đất đai ,  tranh chấp hợp đồng lao động, Tư vấn thừa kế đất đai có tài sản gắn liền trên đất

 

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất