Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Tranh chấp quyền nuôi con khi Ly hôn

Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam cũng như Luật Hôn nhân gia đình của nhiều quốc gia đều có những điều khoản rất rõ ràng quy định về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, trên thực tế những tranh chấp về quyền nuôi con cũng gay gắt không kém những tranh chấp về việc phân chia tài sản khi ly hôn. Hầu hết các đương sự đều nhờ đến sự giúp đỡ của luật sư để bảo vệ quyền nuôi con cho mình.

 

Về nguyên tắc, các đương sự có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này được Tòa án ghi nhận trong Bản án. Nếu các đương sự không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án sẽ quyết định vấn đề này căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con như điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại...

 

và tuân theo nguyên tắc con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng (trừ trường hợp người mẹ từ chối quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng).

 

Nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con. Chính vì vậy, người nào có điều kiện tốt hơn về thu nhập, tài chính, công việc... thì thường có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con và thường sẽ là người cha giành được lợi thế này.

 

Song, người mẹ lại có lợi thế hơn về mặt tình cảm, đạo đức, phương pháp nuôi dạy con. Cho nên, khi xét đến nguyện vọng của con trên 9 tuổi cũng là một ưu thế cho người mẹ vì xét về sự gần gũi, thân thiết luôn là điều thiết yếu và cần thiết của tình mẫu tử.

 

Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định trong tất cả các trường hợp sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi dưỡng con vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc và được quyền thăm nom con mà không ai có thể cản trở quyền này.

 

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng quyền thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người đang trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người kia.

 

Trình tự, thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn:

 

- Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính như sau:

 

+ Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

 

+ Tên tòa án nhận đơn khởi kiện;

 

+ Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

 

+ Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;

 

+ Tên, địa chỉ của người bị kiện;

 

+ Tên, địa chỉ của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nếu có;

 

+ Những vấn đề cụ thể yêu cầu tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;

 

+ Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;

 

+ Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;

 

+ Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;

 

+ Chữ ký (điểm chỉ) của nguyên đơn.

 

- Hồ sơ khởi kiện:

 

+ Đơn khởi kiện;

 

+ Bản án/Quyết định của Tòa án về giải quyết ly hôn (bản sao chứng thực);

 

+ Chứng minh nhân dân của nguyên đơn và bị đơn (Bản sao chứng thực);

 

+ Sổ hộ khẩu nơi cư trú của Bị đơn/Văn bản xác nhận nơi cư trú của bị đơn (Bản sao chứng thực nếu có);

 

+ Giấy khai sinh của người con (bản sao chứng thực);

 

+ Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh căn cứ xét thay đổi quyền nuôi con (bản chính hoặc bản sao nếu có).

 

- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú của người bị khởi kiện.

 

- Trình tự, thủ tục giải quyết: Sau khi nhận được Đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện biết để nộp tiền tạm ứng án phí.

 

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện nộp lại biên lai cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

 

Tòa án giải quyết vụ án ly hôn trong thời hạn 04 tháng. Nếu vụ án có tính chất phức tạp thì có thể kéo dài thêm nhưng thời gian kéo dài thêm không quá 02 tháng. Trong thời hạn chuẩn bị xét xửt Tòa án sẽ ra một trong các quyết định sau: Quyết định tạm đình chỉ vụ án, Quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

 

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

 

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn, đại diện bảo vệ khách hàng nhiều vụ việc hôn nhân và gia đình, Luatdansu cung cấp các dịch vụ tư vấn cho quý khách hàng như sau:

 
- Tư vấn cho Khách hàng về quyền nuôi con sau ly hôn;
 
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến các tranh chấp về quyền nuôi con;
 
- Các yêu cầu, thủ tục khác về Ly hôn theo yêu cầu của Khách hàng.

 

 

 

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất