Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Tội vô ý làm chết người sẽ bị xử lý như thế nào?

Trong khi thực hiện công việc, nếu vì sự tắc trách và lơ là của mình làm cho người khác chết thì có bị xử lý hình sự không? Nếu bị xử lý thì sẽ bị khởi tố về Tội vô ý làm chết người hay Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp và quy tắc hành chính?

Vô ý làm chết người là gì?

Vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước hoặc tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra.

Hiện nay, Tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, cụ thể như sau:

Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Ngoài ra, trong một số trường hợp, nếu người phạm tội là những người đang thực hiện công việc mà có những nguyên tắc cần tuân thủ nhưng họ lại thực hiện hành vi vi phạm các quy tắc nghề nghiệp dẫn tới việc vô ý làm chết người, trường hợp này có thể họ bị truy cứu theo quy định tại Điều 129 Bộ luật hình sự như sau:

“Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Các dấu hiệu pháp lý

Khách thể

Khách thể của Tội vô ý làm chết người là quan hệ nhân thân mà nội dung của nó là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.

Tội vô ý làm chết người xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người thông qua sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động - con người đang sống. Việc xác định đúng đối tượng tác động của Tội vô ý làm chết người có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, nếu hành vi nào đó tác động vào đối tượng không phải hay chưa phải là con người thì không xâm phạm đến quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người, hay việc giết người không phải do lỗi vô ý thì hành vi đó không phạm tội.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan

Hành vi khách quan của Tội vô ý làm chết người có thể được thực hiện qua hành động hoặc không hành động. Những hành vi hành động có thể kể đến như việc trêu chọc một người quá mức dẫn đến hậu quả chết người xảy ra, do cẩu thả trong việc thực hiện công việc khiến người khác tử cong như xây nhà, cưa cắt cây khiến cho người khác chết. hành vi không hành động dẫn đến vô ý làm chết người có thể có đến như trong vụ việc thương tầm vừa xảy ra khiến một em bé 6 tuổi chết xảy ra ở Hà Nội. Cụ thể, hành vi vô ý làm chết người dưới dạng không hành động  trong vụ viêc trên được thể hiện đó là, giáo viên phụ trách đón học sinh và lái xa đã không làm tốt nhiệm vụ cụ thể đã không kiểm tra lại xe và tình hình học sinh dẫn tới việc bỏ quên em trên xe đưa đón khiến cho em học sinh đó bị chết.

Hậu quả

Hậu quả của Tội vô ý làm chết người là thiệt hại do hành vi phạm tội vô ý làm chết người gây ra cho quan hệ nhân thân, cho quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Thiệt hại này được thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất – hậu quả làm chết người khác.

Tội vô ý làm chết người là tội phạm có cấu thành vật chất nên việc xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm là thời điểm nạn nhân đã chết sinh vật, sự chết mà ở đó sự sống của con người không có khả năng hồi phục.

Mối quan hệ giữa hành vi khách quan và hậu quả

Hành vi khách quan là nguyên nhân gây ra hậu quả và hành vi phải có trước hậu quả làm chết người xảy ra trên thực tế.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm nói chung và Tội vô ý làm chết người nói riêng là con người có đủ điều kiện để có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người đủ điều kiện để có lỗi, để trở thành chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự - năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển hành vi. Để có được năng lực này con người phải đật độ tuổi nhất định. Do vậy, độ tuổi cũng là điều kiện của chủ thể của Tội vô ý làm chết người.

Hiện nay, tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tại Điều 12 như sau:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Như vậy, đối với tội vô ý làm chết người thì độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật được xác định là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Ngoài ra, chủ thể thực hiện tội phạm giữa Tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 128 và Điều 129 Bộ luật hình sự 2015 là khách nhau. Đối với những người thực hiện hành vi dẫn tới vô ý làm chết người trong quá trình làm việc do sự tắc trách lơ là, vi phạm quy tắc nghề nghiệp thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại Điều 129: ví dụ: y tá tắc trách, không kiểm tra thuốc tiêm nhầm thuốc dẫn đến bệnh nhân chết hoặc trong vụ việc gần đây dẫn đến bé 6 tuổi chết, lái xe đãn không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khi làm việc không kiểm tra số học sinh lên xe, xuống xe không kiểm tra tình trạng sức khỏe của các em dẫn đến việc em bé tử vong.

Các trường hợp khác, người phạm tội không do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hay các quy tắc hành chính, đủ độ tuổi luật quy định mà thực hiện hành vi trái pháp luật dẫn đến làm người khác chết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 128 BLHS

Mặt chủ quan

Lỗi của người phạm Tội vô ý làm chết người được xác định là lỗi vô ý, có thể vô ý vì cẩu thả hoặc vô ý vì quá tự tin. Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017 xác định:

Vô ý vì quá tự tin được xác định là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Vô ý vì cẩu thể là  người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Việc phân biệt lỗi của người phạm tội giúp phân biệt giữa tội giết người với lỗi cố ý với tội vô ý làm chết người. Việc xác định đúng hình thức lỗi có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt.

Về hình phạt đối với tội vô ý làm chết người

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, hiện nay có hai khung hình phạt đối với tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128, cụ thể như sau:

Vô ý làm chết một người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 đến 05 năm.

Ngoài ra, đối với hành vi dẫn tới làm chết từ  02 người trở lên thì sẽ bị xử theo khung tăng nặng quy định tại khoản 2 với mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Lưu ý, đối với những trường hợp mà người phạm tội có hành vi vô ý làm chết người khi đang thực hiện công việc, hậu quả làm chết người là do những vi phạm trong quy tắc nghề nghiệp thì họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt nặng hơn so với tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 128, cụ thể như sau:

Vô ý vi phạm quy tắc nghề nghiệp dẫn tới làm 1 người chết thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

 Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 


Tại thời điểm tìm hiểu có thể văn bản áp dụng đã hết hiệu lực hoặc sửa đổi bổ sung, bạn tham khảo thêm quy định liên quan hoặc Gọi: 0912 772 008 để được luật sư tư vấn luật hình sự nhanh chóng, chính xác nhất.

Ngoàidịch vụ tư vấn trên theo quy định của pháp luật, Luật ANP còn tư vấn các lĩnh vực khác như: Tư vấn thừa kế
 tranh chấp hợp đồng lao động, Tư vấn thừa kế đất đai có tài sản gắn liền trên đất, tư vấn đất đai ,tranh chấp va chạm giao thông, Tư vấn thủ tục lập di chúc

 

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất