Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Điều kiện để xin được hưởng án treo theo quy định của pháp luật

Án treo là gì? Điều kiện và cách xin hưởng án treo mới nhất. Trường hợp nào không được hưởng án treo theo quy định của Bộ luật hình sự. Công ty luật ANP sẽ giải đáp thắc mắc trên như sau: 

Án treo là gì?

Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ban hành tại nghị quyết số 02/2018/NQ – HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định về án treo quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Án treo là biện pháp khi mà người phạm tội có đủ điều kiện mà thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội thì Tòa án cho người kết án tù được hưởng án treo.

Về cơ bản: Án treo tạo điều kiện cho người phạm tội một cơ hội để nhận thức hành vi của bản thân, không cách ly họ ra khởi đời sống xã hội, họ vẫn được tiếp tục cuộc sống và công việc bình thường, giúp giảm gánh nặng cho xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì việc cho người phạm tội hưởng án treo đã và đang tạo ra sức ép cho chính quyền địa phương trong việc giám sát, đánh giá quá trình thực hiện hình phạt và thử thách đối với người phạm tội.

Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

Tại Điều 65 Bộ luật hình sự sửa đổi 2017 và Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ – HĐTP, người bị kết án được hưởng án treo trong các trường hợp sau:

  1. Người phạm tội bị xử phạt tù không quá 3 năm

Theo quy định của pháp luật hình sự, phạt tù không quá 3 năm được áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Đây là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn. Tuy nhiên trong trường hợp người phạm tội mặc dù phạm tội nghiêm trọng nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 51 Bộ luật hình sự, áp dụng khoản 1, khoản 2 Điều 54 Bộ luật thì tòa án cũng xem xét để xử cho người phạm tội không quá 3 năm tù.

  1. Căn cứ vào nhân thân của người phạm tội

Theo nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì người phạm tội phải có nhân thân tốt, đa phần chúng ta hay hiểu nhầm rằng nhân thân tốt có nghĩa rằng người phạm tội lần đầu nhưng như vậy là không đủ, còn một trường hợp nữa là người đã bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà đã quá 06 tháng kể từ ngày vi phạm.

Thêm đó, để người phạm tội có thể hưởng án treo thì họ cần có nơi cư trú cụ thể, nơi làm việc ổn định vì đây sẽ là nơi trực tiếp giám sát và quản lý người phạm tội trong thời gian thi hành án.

  1. Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ

Để được coi là có nhiều tình tiết giảm nhẹ, người phạm tội cần có từ 02 tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017 và người phạm tội không có tình tiết tăng nặng tại Điều 52 của Bộ luật.

  1. Xét thấy không cần thiết phải chấp hành hình phạt tù

Phạt tù là hình phạt nghiêm khắc, mang tính răn đe đối với người phạm tội. Xét thấy hành vi phạm tội của họ gây nguy hiểm cho xã hội và cần phải cách ly họ ra khỏi xã hội mộ thời gian. Tuy nhiên, đối với những người có thể hưởng án treo, xét thấy họ là người có ý thức, có khả năng tự cải tạo và hành vi của họ không nhất thiết phải cách ly họ ra khỏi xã hội.

Thứ ba, các trường hợp không được hưởng án treo

Tại Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ – HĐTP đã quy định những trường hợp không được hưởng án treo như sau:

  • Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  • Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
  • Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
  • Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
  • Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
  • Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Trên đây là những điều kiện cụ thể để người phạm tội bị kết án phạt tù được hưởng án treo. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền xem xét các điều kiện của người phạm tội để đưa ra quyết định có cho người phạm tội được hưởng án treo hay không.

Tại thời điểm tìm hiểu có thể văn bản áp dụng đã hết hiệu lực hoặc sửa đổi bổ sung, bạn tham khảo thêm quy định liên quan hoặc Gọi: 0912 772 008 để được luật sư tư vấn luật hình sự nhanh chóng, chính xác nhất.

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất

  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Nhân viên pháp lý - 038.323.9745 nói:
    Chào chị Ánh, trường hợp trên theo chị trình bày thì cả 2 vợ chồng đều thuận tình ly hôn. Nuyên tắc chia con chung theo Luật hôn nhân và gia đình: con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con vì vậy mà bé nhỏ của chị chỉ hơn 2 tuổi sẽ do chị nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc CHA MẸ CÓ THỎA THUẬN KHÁC phù hợp với lợi ích của con. Như vậy anh chị vẫn có thể tự thỏa thuận việc các con sẽ do ai nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ phù hợp với lợi ích của con hơn.;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;