Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Tư vấn thực hiện khiếu nại trong tranh chấp đất đai

Trong các trường hợp, người sử dụng đất phát hiện Cơ quan nhà nước, các chủ thể có thẩm quyền thực hiện các hành vi hành chính có dấu hiệu trái phát luật, làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sử dụng đất. Vậy, đối với các hành vi này, người sử sụng đất phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình cũng như trình tự thực hiện như thế nào?

Khiếu nại về đất đai là gì?

Tại Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 Khiếu nại đất đai được hiểu là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo quy định của Luật khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

Đối tượng khiếu nại đất đai

Theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai năm 2013 quy định đối tượng của khiếu nại đất đai là quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. Cụ thể:

  • Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Quyết định bồi thường, hỗ tợ, giải phóng mặt bằng;
  • Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Quyết định cưỡng chế thu hồi đất,…
  • Và một số hành vi như: Không thực hiện hoặc thực hiện không dung đối với thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân,…

Hình thức khiếu nại

Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại (văn bản) hoặc khiếu nại trực tiếp.

Những nội dung, yêu cầu cần có trong đơn khiếu nại được quy định cụ thể và chi tiết tại khoản 2 Điều 8 Luật khiếu nại năm 2011.

Thời hiệu khiếu nại

Thời hiệu để tiến hành khiếu nại được quy định tại Điều 9 Luật Khiếu nại năm 2011 như sau:

“Điều 9. Thời hiệu khiếu nại

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”

Trình tự thực hiện khiếu nại

Việc thực hiện khiếu nại được tiến hành theo các bước quy định tại Luật khiếu nại năm 2011 như sau:

Bước 1: Gửi đơn và tiếp nhận đơn khiếu nại

Người khiếu nại gửi đơn và các tài liệu liên quan khác (nếu có) đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Người có thẩm quyền tiếp nhận đơn khiếu nại tổ chức thực hiện việc tiếp nhận đơn khiếu nại.

Bước 2: Thụ lý đơn

Sau khi nhận được đơn, người có thẩm quyền giải quyết xem xét trường hợp khiếu nạị. Nếu khiếu nại không thuộc một trong các trường hợp không thụ lý giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 11 Luật khiếu nại thì phải thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được đơn khiếu nại.

Trường hợp không thủ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại

Trong thời hạn giải quyết khiếu nại, cụ thể là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý đối với khiếu nại lần đầu và không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý đối với khiếu nại lần hai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh nội dung khiếu nại.

Việc xác minh nội dung khiếu nại cần đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 29 Luật khiếu nại năm 2011 đối với khiếu nại lần đầu. Và theo quy định tại Điều 38 Luật Khiếu nại năm 2011 đối với khiếu nại lần thứ hai.

Bước 4: Tổ chức đối thoại

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu yêu cầu của người khiếu lại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại khác nay thì người giải quyết khiếu nại tổ hcức đối thoại để làm rõ nội dung khiếu nại và đưa ra hướng giải quyết.

Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại

Dựa vào kết quả đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. Nội dung và thời hạn gửi quyết định giải quyết khiếu nại tuân theo các quy định của pháp luật, cụ thể:

  • Đối với quyết định khiếu nại lần đầu: Điều 31, Điều 32 Luật Khiếu nại năm 2011
  • Đối với quyết định khiếu nại lần hai: quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật Khiếu nại năm 2011.

Lưu ý: Đối với mỗi trường hợp, người khiếu nại có thể khiếu nại hai lần tùy thuộc vào ý chí của họ. Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu lại vẫn chưa được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định khiếu nại thì họ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết quy định tại Luật Tố tụng hành chính hoặc khiếu nại lần hai đối với trường hợp khiếu nại lần đầu.


Tại thời điểm tìm hiểu có thể văn bản áp dụng đã hết hiệu lực hoặc sửa đổi bổ sung, bạn tham khảo thêm quy định liên quan hoặc Gọi: 0912 772 008 để được luật sư tư vấn đất đai nhanh chóng, chính xác nhất.

Ngoàidịch vụ tư vấn trên theo quy định của pháp luật, Luật ANP còn tư vấn các lĩnh vực khác như: Tư vấn thừa kếThủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài, tranh chấp hợp đồng lao động, Tư vấn thừa kế đất đai có tài sản gắn liền trên đất, tranh chấp va chạm giao thông, Tư vấn thủ tục lập di chúc

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất