Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Cha mẹ được quyền quản lý tài sản riêng của con khi nào

Con cái có quyền có tài sản riêng không và quyền đó phát sinh khi nào? Cha mẹ quản lý tài sản riêng của con như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề cha mẹ quản lý tài sản riêng sản riêng của con?

Con cái có quyền có quyền sản sản riêng khi nào?

Hiện nay, theo quy định tại Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rõ về việc con cái có quyền có tài sản riêng, cụ thể như sau:

Điều 75. Quyền có tài sản riêng của con

1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

[….]”

Như vậy, hiện nay pháp luật quy định rõ con cái hoàn toàn có quyền trong việc xác lập và tạo dựng phát triển tài sản riêng. Tuy nhiên, việc quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp này được quy đinh ra sao.

Quy định về việc cha mẹ quản lý tài sản riêng của con

Tại Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc quản lý tài sản riêng của con được quy định như sau:

- Cha mẹ quản lý tài sản riêng cho con trong các trường hợp sau: Con từ đủ 15 tuổi trở lên nhờ cha mẹ quản lý; Cha mẹ quản lý tài sản cho con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự. Tài sản riêng của con do cha mẹ quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không còn nhu cầu để cha mẹ quản lý.

- Cha mẹ không được quản lý tài sản riêng của con khi: Con từ đủ 15 tuổi trở lên có mong muốn được tự quản lý tài sản; Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Các quy định về quyền định đoạt đối với tài sản riêng của con

Tại Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đối với tài sản riêng của con thì việc định đoạt tài sản được quy định như sau:

- Cha mẹ quản lý tài sản cho con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải hỏi xét nguyện vọng của con.

- Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ.

Như vậy, cha mẹ không có quyền sự định đoạt tài sản riêng của con vì mục đích phục vụ lợi ích cho cha mẹ mà không được sự đồng ý của con. Tuy nhiên, pháp luật luôn quy định rõ vai trò của cha mẹ trong việc định đoạt tài sản riêng của con là vô cùng quan trọng khi con chưa thành niên. Việc này nhằm bảo đảm quyền lợi cho các con khi các con chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Tuy nhiên, trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng cho con chưa thành niên nhưng có những hành vi phá tài sản của con, lấy tài sản của con để phục vụ lợi ích cho mình làm con bị ảnh hưởng,… thì theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền để Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ, cụ thể: hạn chế quyền quyền quản lý tài sản riêng của con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm, Tòa án xem xét vào tình hình cụ thể có thể rút ngắn thời hạn hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.


Tại thời điểm tìm hiểu có thể văn bản áp dụng đã hết hiệu lực hoặc sửa đổi bổ sung, bạn tham khảo thêm quy định liên quan hoặc Gọi: 0912 772 008 để được luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình nhanh chóng, chính xác nhất.

Ngoài dịch vụ tư vấn trên theo quy định của pháp luật, Luật ANP còn tư vấn các lĩnh vực khác như: Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài, tranh chấp va chạm giao thông, Tư vấn thừa kếTư vấn thủ tục lập di chúc,  tư vấn đất đai ,  tranh chấp hợp đồng lao động, Tư vấn thừa kế đất đai có tài sản gắn liền trên đất

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất

  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Nhân viên pháp lý - 038.323.9745 nói:
    Chào chị Ánh, trường hợp trên theo chị trình bày thì cả 2 vợ chồng đều thuận tình ly hôn. Nuyên tắc chia con chung theo Luật hôn nhân và gia đình: con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con vì vậy mà bé nhỏ của chị chỉ hơn 2 tuổi sẽ do chị nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc CHA MẸ CÓ THỎA THUẬN KHÁC phù hợp với lợi ích của con. Như vậy anh chị vẫn có thể tự thỏa thuận việc các con sẽ do ai nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ phù hợp với lợi ích của con hơn.;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;