Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp khi nào?

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015) quy định có hai hình thức của di chúc bao gồm: di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Di chúc miệng thì ý muốn của người để lại di chúc được thể hiện qua lời nói sau khi họ chết thì số di sản để lại được thực hiện theo pháp luật thừa kế có di chúc. Di chúc miệng thông thường chỉ được thiết lập trong trường hợp không thể lập được di chúc bằng văn bản. Để tránh xảy ra những tranh chấp thừa kế đối với di chúc miệng, pháp luật nước ta quy định những điều kiện để đảm bảo di chúc miệng phát sinh hiệu lưc, đảm bảo giá trị pháp lý của di chúc quy định trong BLDS 2015.

Thứ nhất, di chúc miệng chỉ được lập trong điều kiện không thể lập được di chúc bằng văn bản

Tại điều 629 BLDS 2015 quy định rõ về di chúc miệng như sau:

Điều 629. Di chúc miệng

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

Theo đó, không phải lúc nào người có di sản cũng được lập di chúc miệng. Pháp luật quy định trong trường hợp tính miệng bị cái chết đe dọa, khi đó họ không có khả năng lập di chúc bằng văn bản. Một số trường hợp phù hợp và di chúc miệng được công nhận như: Những trường hợp đột quỵ, xuất huyết não những lời họ đề cập lúc hấp hối đề cập đến việc phân chia tài sản được xem là di chúc miệng hoặc các trường hợp bị tai nạn giao thông hấp hối,…

Lưu ý, trường hợp người lập di chúc không biết chữ có mong muốn lập di chúc miệng thì di chúc miệng cũng không có hiệu lưc. Trường hợp này người lập di chúc có thể nhờ người khác viết hoặc đánh máy và có ít nhất hai người làm chứng, sau đó họ điểm chỉ vào văn bản di chúc chứ không được thiết lập di chúc bằng miệng.

Thứ hai: Điều kiện để di chúc miệng hợp pháp và pháp sinh hiệu lực

Để một di chúc miệng phát sinh hiệu lực và đảm bảo giá trị pháp lý, ngoài việc di chúc được thiết lập trong trường hợp tính mạng của một ngừơi bị cái chết đe dọa và không thể thiết lập di chúc bằng văn bản thì lời nói được coi là di chúc miệng cần đảm bảo những điều kiện quy định tại Điều 630 BLDS 2015 như sau:

- Thời điểm người lập di chúc miệng nói về việc phân chia tài sản là thời điểm họ đang bị đe dọa về tính mạng do sức mạng, bệnh tật những họ vẫn minh mẫn về trí óc, sáng suốt vầ không bị bất kỳ ai đe dọa, lừa dối, cưỡng ép để nói ra việc để lại di sản.

- Nội dung di chúc miệng không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội.

- Di chú miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng. Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 632 BLDS 2015 xác định những người không được làm người làm chứng cho việc lập di chúc bao gồm: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc như: bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, vợ, chồng của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Thứ ba, thời điểm của hiệu lực pháp luật của di chúc miệng

Giống như di chúc bằng văn bản, quy định của di chúc miệng được quy định tại Điều 643 BLDS năm 2015 với một số quy định như:

- Di chúc miệng có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.

- Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần khi rơi vào các trường hợp sau đây:  Người thừa kế di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;…

- Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế

- Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.


Quý khách cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, hiệu quả và chính xác nhất, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH ANP theo Số điện thoại 0912 772 008 để được luật sư sư tư vấn soạn thảo di chúc nhanh chóng, chính xác nhất.

Ngoàidịch vụ tư vấn trên theo quy định của pháp luật, Luật ANP còn tư vấn các lĩnh vực khác như: Tư vấn thừa kếThủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài, tranh chấp hợp đồng lao động, Tư vấn thừa kế đất đai có tài sản gắn liền trên đất, tranh chấp va chạm giao thông, 

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất

  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Nhân viên pháp lý - 038.323.9745 nói:
    Chào chị Ánh, trường hợp trên theo chị trình bày thì cả 2 vợ chồng đều thuận tình ly hôn. Nuyên tắc chia con chung theo Luật hôn nhân và gia đình: con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con vì vậy mà bé nhỏ của chị chỉ hơn 2 tuổi sẽ do chị nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc CHA MẸ CÓ THỎA THUẬN KHÁC phù hợp với lợi ích của con. Như vậy anh chị vẫn có thể tự thỏa thuận việc các con sẽ do ai nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ phù hợp với lợi ích của con hơn.;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;