Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Các trường hợp phải công chứng hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là gì? Hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải công chứng trong các trường hợp nào? Thủ tục thực hợp công chứng hợp đồng như thế nào?

Hợp đồng ủy quyền là gì?

Tại Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa hợp đồng ủy quyền như sau: Hợp động ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân dân bên được ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

 

Các trường hợp cần phải công chứng hợp đồng ủy quyền

Theo như điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng như quy định của Luật công chứng 2014 hiện hành, hiện nay vẫn chưa có quy định bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền trừ một số trường hợp cụ thể pháp luật có quy định phải công chứng được quy định cụ thể trong các luật như:

Trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý. (Khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

Đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền tham gia tố tụng hành chính (Khoản 3 Điều 60, khoản 6 Điều 205 Luật tố tụng hành chính năm 2015)

Đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự, trừ trường hợp ly hôn (Điều 86 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)

 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam được nhận thừa kế thì ủy quyền cho người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính. (Khoản 4 Điều 186 Luật đất đai 2013)

Chủ tịch công ty (doanh nghiệp nhà nước) vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch công ty.  (Khoản 7 Điều 98 Luật doanh nghiệp 2014)

Cổ đông ủy quyền cho người khác tham gia Đại hội đồng cổ động. (Khoản 1 Điều 140 Luật doanh nghiệp 2014)

Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. (Khoản 4 Điều 152 Luật doanh nghiệp 2014)

….

Đây là một số trường hợp mà hợp đồng ủy quyền cần phải thực hiện thủ tục công chứng, ngoài ra trong các trường hợp cụ thể tại các luật khác thì cũng cần phải thực hiện công chứng hợp đồng. Đối với việc công chứng hợp đồng ủy quyền, trong các trường hợp mặc dù pháp luật không yêu cầu công chứng, nhưng các bên trong hợp đồng vẫn có thể công chứng hợp đồng ủy quyền nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trình tự thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền

Tại Điều 55 Luật công chứng 2014 có quy định chi tiết, cụ thể công chứng đối với trừng hợp công chứng hợp đồng ủy quyền. Sau đây là trình tự thủ tục thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền

Chuẩn bị một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu);
  • Hợp đồng ủy quyền (bản dự thảo nếu có);
  • Giấy tờ khác: CMND, Sổ hộ khẩu, Hộ chiếu hoặc thẻ CCCD của các bên tham gia hợp đồng ủy quyền (bản sao có chứng thực)….

Nộp hồ sơ tới một tổ chức hành nghề công chứng theo quy đinh

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ  

Công chứng viên kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp theo quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Nếu hồ sơ thiếu sót, có vấn đề cần xác minh làm rõ hoặc trong nội dung ủy quyền có quy định trái dạo đức, pháp luật thì công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Người yêu cầu công chứng ký kiểm chỉ

Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu chứng nghe theo đề nghị, nếu không có ý kiến thì người có yêu cầu công chứng ký hoặc điểm chỉ vào hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Công chứng viên ghi lời chứng và trả kết quả

Sau khi đã đối chiếu bản chính của giấy tờ cũng như người yêu cầu đã đồng ý toàn bộ nội dung hợp đồng ủy quyền, công chứng việc ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng. Sau khi hoàn tất thì công chứng việc giữ lại một bản và trả một bản cho người yêu cầu công chứng.


Luật ANP tư vấn pháp luật về công chứng và cung cấp dịch vụ công chứng cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bao gồm các giao dịch dân sự liên quan đến hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán chuyển nhượng bất động sản và các giao dịch khác theo quy định pháp luật về Công chứng

Liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ.

Công ty Luật ANP

Địa chỉ: Phòng 903, Toà N07, Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 091 8899 196

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất