Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Giải quyết tranh chấp do những người thừa kế theo di chúc

Thừa kế là những người được thừa hưởng di sản của người đã chết để lại theo quy định pháp luật hoặc di chúc. Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình cho ai được hưởng khi người đó mất đi. Tuy nhiên, một số trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nảy sinh tranh chấp. Vậy cần phải giải quyết những mâu thuẫn đó như thế nào?

Di chúc là gì

Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình giao cho người thừa kế. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế (người lập di chúc chết).

Điều kiện di chúc hợp pháp

Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Điều 630: Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Có thể thấy, đối với từng điều kiện cụ thể để di chúc có hiệu lực thì có những điều kiện riêng để di chúc có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết và quan trọng để di chúc có hiệu lực đó là di chúc được lập khi Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Tranh chấp thừa kế do nội dung di chúc không rõ ràng

Người lập di chúc có quyền chỉ định, phân định di sản cho người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế,...Di chúc lập ra phải hợp pháp theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo quy định của pháp luật, sau thời điểm mở thừa kế, di chúc được công bố tới những người thừa kế. Trong trường hợp nội dung của di chúc không rõ ràng dẫn tới có nhiều cách hiểu khác nhau, căn cứ cứ theo quy định tại Điều 648 Bộ luật dân sự năm 2015, việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện như sau:

Những người thừa kế theo di chúc cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện thực sự của người chết. Pháp luật dân sự nói chung và những quy định cụ thể về thừa kế nói riêng đều ưu tiên sự thỏa thuận, để các bên được tự định đoạt, nhằm đảm bảo quyền và lại ích hợp pháp cho tất cả các bên một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào những người thừa kế theo di chúc cũng thống nhất được ý kiến thỏa thuận về việc giải thích nội dung di chúc. Lúc này, các bên có thể nảy sinh ra tranh chấp vì khônh nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc. Khi đó, các bên trong tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết về việc thống nhất cách hiệu nội dung di chúc.

Trình tự, thủ tục yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế

Trường hợp không nhất trí được về cách hiểu nội dung thì những người thừa kế có thể nhờ đến sự giải quyết từ pháp luật. Trình tự, thủ tục yêu cầu Tòa giải quyết như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi  kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền

Hồ sơ khởi kiện vụ việc tranh chấp về thừa kế bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu);
  • Bản di chúc có nội dung không rõ ràng đang xảy ra tranh chấp;
  • Giấy tờ tùy thân: CMND, Thẻ CCCD của người khởi kiện và người bị kiện,..;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng cứ chứng minh có liên quan đến vụ việc.

Người có yêu cầu khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết hoặc gửi đơn khởi kiện bằng đường chuyển phát.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và nộp tạm ứng án phí

Tòa án tiếp nhận hồ sơ, sau đó tiến hành kiểm tra hồ sơ, giấy tờ. Nếu hồ sơ còn thiếu sót thì yêu cầu người khởi kiện bổ sung cho đúng quy định của pháp luật. Nếu hồ sơ hợp lệ thì yêu cầu người có yêu cầu khởi kiện nộp tạm ứng án phí, sau đó Tòa án thụ lý vụ án và vào sổ thụ lý.

Bước 3: Tòa án tiến hành hòa giải

Sau khi nhận đầy đủ tài liệu, thụ lý vụ án Thẩm phán được phân công xem xét nội dung vụ việc và tiến hành tổ chức hòa giải. Nếu hòa giải thành thì sau thời gian luật định, Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận.

Trường hợp hòa giải không thành, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử

Bước 4: Xét xử sơ thẩm vụ án

 


Tại thời điểm tìm hiểu có thể văn bản áp dụng đã hết hiệu lực hoặc sửa đổi bổ sung, bạn tham khảo thêm quy định liên quan hoặc Gọi: 0912 772 008 để được luật sư Công ty luật ANP tư vấn nhanh chóng

Phản hồi từ khách hàng

Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất