Hotline: 091 277 2008 - Email: luatdansu.net@gmail.com.

Các căn cứ ly hôn

 Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được quy định như sau:

 
1.  Căn cứ ly hôn khi thuận tình ly hôn
 
 Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.     

Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.

Muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân một cách hợp pháp, các bên còn phải thỏa thuận được về các hậu quả của việc ly hôn, đặc biệt là về phần liên quan đến việc phân chia tài sản chung và về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, thì Tòa án công nhận sự thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con; nếu không thỏa thuận được hoặc tuy có thỏa thuận, nhưng không bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con, thì Tòa án quyết định.
Theo quy định của pháp luật, khi giải quyết ly hôn đồng thuận, tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải đoàn tụ. Nếu hòa giải đoàn tụ không thành, tòa án lập biên bản về việc đồng thuận ly hôn và hòa giải không thành.
 
2. Căn cứ ly hôn khi ly hôn theo yêu cầu của một bên

 Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc cha, mẹ, người thân thích của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân. Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Theo đó, khi ly hôn theo yêu cầu của một bên thì Tòa án cần dựa vào một trong ba căn cứ sau đây: 

Thứ nhất, đối với trường hợp khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trước tiên, khi có yêu cầu ly hôn của vợ, chồng, Toà án phải tiến hành điều tra và hoà giải, nếu hoà giải không thành thì Toà án cần xác định tình trạng của quan hệ hôn nhân, xem có căn cứ ly hôn không để giải quyết. Việc giải quyết ly hôn cần phải chính xác. Nếu xét xử đúng, kết quả đó sẽ phù hợp với nguyện vọng của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình. Ngược lại, nếu việc giải quyết không chính xác sẽ dẫn tới tan vỡ hạnh phúc gia đình, phá huỷ một cuộc hôn nhân còn có thể cứu vãn được và gây ra hậu quả không đáng có. Mặt khác, giải quyết ly hôn cũng đòi hỏi sự linh hoạt trong việc vận dụng căn cứ ly hôn đối với mỗi trường hợp cụ thể.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung điểm mới khi cho ly hôn khi có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng. Như vậy, luật hiện hành quy định rất rõ “bạo lực gia đình” là căn cứ để giải quyết cho ly hôn. Bởi qua tổng kết thực tiễn giải quyết các án kiện ly hôn của Toà án cho thấy số vụ ly hôn có hành vi ngược đãi, đánh đập chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn ở nước ta trong đó thì đa phần phụ nữ là nạn nhân của tình trạng này. Tình trạng bạo lực trong gia đình ngày càng gia tăng và thể hiện tính chất nghiêm trọng của nó. Tình trạng bạo lực trong gia đình xảy ra do nhiều lý do khác nhau. Có trường hợp do cuộc sống vật chất quá khó khăn. Có trường hợp do ghen tuông, nghi ngờ một bên ngoại tình nên đã đánh đập nhau. Tệ cờ bạc, nghiện ngập cũng là lý do dẫn đến tình trạng vợ chồng đánh đập, ngược đãi nhau. Đa phần bạo lực trong gia đình dẫn đến tình trạng vợ chồng ly hôn, có trường hợp dẫn đến án mạng. Bên cạnh đó, đối với những vi phạm khác, những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng trong đời sống vợ chồng... là lý do để ly hôn thì luật cũng quy định rõ ràng phải có cơ sở nhận định chung rằng tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì mới giải quyết cho ly hôn.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình thì “ Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.”  Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”

còn tình trạng vợ chồng trầm trọng được hiểu như sau:
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
 
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
 
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
 
Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như đã nêu ở trên. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
 
Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Như vậy, nếu tình trạng vợ chồng thỏa mãn các điều kiện trên tòa án sẽ quyết định cho vợ chồng được ly hôn, tuy nhiên trường hợp ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng…sẽ không được được Tòa án chấp nhận. 
 
Thứ hai, đối với trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Tuyên bố một người mất tích là một sự kiện pháp lý nhằm xác định một người cụ thể “hoàn toàn không rõ tung tích, cũng không rõ còn sống hay đã chết” (theo từ điển tiếng Việt). Theo quy định tại Điều 78 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích….” Khoản 2 Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định về căn cứ cho ly hôn có đề cập tới trường hợp yêu cầu ly hôn khi một trong hai người mất tích như sau: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”.

Trường hợp đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích và yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, cần lưu ý Tòa án chỉ giải quyết cho ly hôn có bằng chứng chứng minh được chồng hoặc vợ đã biệt tích từ hai năm trở lên kể từ ngày có tin tức cuối cùng về chồng (vợ), mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết. Việc tuyên bố cá nhân mất tích có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân cũng như các chủ thể có liên quan. Việc xác định đúng điều kiện và hậu quả pháp lí của các tuyên bố này là cơ sở đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể, đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả nhưng quy định của pháp luật trong tuyên bố các cá nhân mất tích

Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, việc chồng hoặc vợ bị mất tích đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Cần phải giải phóng chồng thoát khỏi “hoàn cảnh đặc biệt” này, khi họ có yêu cầu được ly hôn với người chồng (vợ) đã bị tòa án tuyên bố mất tích.

Thứ ba, đối với trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia

Theo đó, theo quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình thì có thể xin ly hôn thay cho người thân và luật cũng quy định cụ thể về lý do xin ly hôn, trong đó bạo lực gia đình là một lý do, căn cứ để người chồng hoặc người vợ có quyền yêu cầu tòa án cho ly hôn. Cụ thể tại Khoản 2, Điều 51 trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau: "2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ."

Như vậy, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai người mới có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn như trước đây thì kể từ nay, căn cứ để cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Quy định này đã tháo gỡ cho nhiều trường hợp mong muốn xin ly hôn thay cho người thân bị mất năng lực hành vi mà không được do trước đây chỉ quy định việc ly hôn phải do chính đương sự (vợ, chồng) yêu cầu, trong khi họ lại bị mất năng lực hành vi dân sự dẫn đến không có năng lực hành vi tố tụng dân sự để xin ly hôn. Chính điều này đã dẫn tới thực trạng có rất nhiều trường hợp vợ hoặc chồng muốn ly hôn nhưng lại Tòa án không thể tiến hành giải quyết được, có nhiều vụ việc kéo dài trong rất nhiều năm với nguyên nhân duy nhất là do người vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp này các nhà làm luật yêu cầu cha, mẹ, người thân thích khác của vợ hoặc chồng cần phải chứng minh được việc người chồng hoặc vợ bị mất năng lực hành vi dân sự phải là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết thì quy định này là không cần thiết bởi chỉ cần khi một bên vợ, chồng bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì lúc này cuộc hôn nhân đã không còn hạnh phúc, xét về góc độ tình cảm thì mục đích ban đầu của hôn nhân không đạt được nên cần phải giải quyết ly hôn cho hai bên khi có yêu cầu của người thân của họ, tránh sự ràng buộc, bế tắc, chứ không cần thiết phải có hậu quả là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ như quy định của luật.

 

Phản hồi từ khách hàng

phùng thị Hoà (phunghoa71@gmail.com)
Tôi có một việc muốn được tư vấn,tôi và chông tôi ly than từ tháng 12/2012 lý do anh chơi bời nghiện hút không lo lắng làm ăn nuôi con, mỗi lần to tiếng với nhau anh đem dao doạ chém 3 mẹ con, rồi còn doạ nổ mìn cho chết hết, bản thân tôi đã nhiều lần cho chồng tôi cơ hội nhưng chông tôi không thay đổi, hiện nay tôi có 1 quán nhỏ do mẹ tôi để lại, khi mới lấy nhau 2 vợ chồng và 1 cháu nhỏ được mẹ đẻ tôi nuôi 4 năm trong thời gian đó chồng tôi làm may nên kiếm được 1 số tiền mẹ tôi cho 2 vợ chồng cáiquán đó và chúng tôi xây dung vậy nay chúng tôi ly hôn thì cái quán đó sẽ được chia như thế nào vì giấy tờ vẫn mang tên mẹ tôi, còn giấy tờ nộp tiền khi xây dựng quán và nộp tiền xây dung chợ là mang tên chông tôi;
Luật sư tư vấn (luatdansu.net@gmail.com)
Vấn đề bạn quan tâm là phân chia tài sản sau ly hôn như thế nào? Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau. Hiện tại quán vẫn mang tên chủ sở hữu của mẹ bạn thì nó thuộc về tài sản của mẹ bạn, chứ không phải tài sản của hai vợ chồng, việc chồng bạn có giấy tờ nộp tiền khi xây dựng quán và tiền xây dựng chợ thi khi ly hôn hai bạn có thể thỏa thuận với nhau. Vì Số tiền đó được xác định là số tiền chung của hai vợ chồng trong quá trình hôn nhân.
cuocsongtinh (cuocsongtuoitinh@gmail.com)
Chao luat su ! Cho toi hoi vo chong toi da cuoi nhau va chung song voi nhau duoc 39 thang roi nhung khi chua co dăng ký kết hôn dên nay do vo chong toi khong co su quan tam chăm lo cho nhau lúc om dau benh tat, chong toi luon luon tao suc ep ,ap luc cho toi tom lai la khong hanh phúc gia dinh nen toi moi bo ve nha bo me de ,den nay ben nha trai doi hoi toi phai boi thuong tiên sinh le ,an hoi va dam choi la : 50 trieu ma trong khi do toi da lam viec cho nha ho khong cong hon 3 nam trơi roi khi toi quay ve nha bo me voi 2 ban tay trang roi .neu ra pháp luat xét xu toi co duoc bôi thuơng ve xúc phạm than the ,toi co duơc huong quyen loi va nghĩa vụ gi khong khi chua co giay dang ký kêt hôn;
Luật sư tư vấn (luatdansu.net@gmail.com)
Khi hai bạn cưới và kết hôn với nhau trên phương diện là tự nguyện, do vậy khi hai bạn cảm thấy không thể chung sống được với nhau nữa thì bên nhà trai cũng không có quyền đòi hỏi nhà gái phải trả lại tiền sính lễ và tiền cưới hỏi và bạn cũng không có cơ sở gì bắt họ phải bồi thường tuổi xuân cũng như quyền lợi nghĩa vụ gì. Vì hai bên gia đình và hai bạn quyết định đến với nhau trên phương diện tự nguyện chứ không ai ép buộc.
phùng thị Hoà (phunghoa71@gmail.com)
Tôi có một việc muốn được tư vấn,tôi và chông tôi ly than từ tháng 12/2012 lý do anh chơi bời nghiện hút không lo lắng làm ăn nuôi con, mỗi lần to tiếng với nhau anh đem dao doạ chém 3 mẹ con, rồi còn doạ nổ mìn cho chết hết, bản thân tôi đã nhiều lần cho chồng tôi cơ hội nhưng chông tôi không thay đổi, hiện nay tôi có 1 quán nhỏ do mẹ tôi để lại, khi mới lấy nhau 2 vợ chồng và 1 cháu nhỏ được mẹ đẻ tôi nuôi 4 năm trong thời gian đó chồng tôi làm may nên kiếm được 1 số tiền mẹ tôi cho 2 vợ chồng cáiquán đó và chúng tôi xây dung vậy nay chúng tôi ly hôn thì cái quán đó sẽ được chia như thế nào vì giấy tờ vẫn mang tên mẹ tôi, còn giấy tờ nộp tiền khi xây dựng quán và nộp tiền xây dung chợ là mang tên chông tôi;
nguyễn thị phượng (gauvacasau93@gmail.com)
cho em hỏi trường hợp như sau chồng làm công chức nhà nước vợ ở nhà làm kinh doanh số tiền vợ làm được tiền chính cảu gia đình tên chủ nợ cũng là người vợ thì sau khi li hôn tài sản và số nợ chia như thế nào ạ;
Nguyễn Thị Thanh Thủy (nuoctinhkhiet151@gmail.com)
Xin chào luật sư! Tôi là Thủy năm nay 33 tuổi, chồng tôi 37 tuổi, chúng tôi có hai con chung, một trai 7 tuổi, 1 gái 4 tuổi. Chồng tôi ngoại tình nhiều lần từ khi tôi mang bầu cháu thứ hai. Hiện nay chúng tôi gần như ly thân. Chồng tôi chỉ đóng tiền học cho hai con một tháng khoảng 2tr, còn lại mọi khoản chi tiêu tôi phải lo hết. Chúng tôi có một nhà chung trị giá khoảng 500tr, một oto khoảng 500tr. Hiện nay tôi muốn ly hôn và tôi muốn nuôi cả hai con, liệu tôi có được tòa án chia cho ngôi nhà để sống và nuôi con không ạ? Hiện nay vợ chồng tôi còn một khoản vay ngân hàng 300tr, nhưng đã trả khoảng 100tr rồi, giờ anh ấy lại muốn vay thêm 200tr nữa và bắt tôi ký hồ sơ để vay. Tôi không đồng ý ký vì tôi biết sau khi vay xong là anh ấy sẽ đưa đơn ly dị. Luật sư cho tôi hỏi, tôi không ký có được không, nếu anh ta hành hạ tôi tôi thì tôi có quyền báo công an được không? Tôi xin cảm ơn Luật sư;
happhuc (haptienphuc@yahoo.com)
Tôi có 1 việc xin tư vấn , tôi và bạn gái mới chỉ đãng kí kết hôn được nửa tháng,chưa từng sống chung và không có ràng buộc gì với nhau ,nhưng do mâu thuẫn nên không thể tiếp tục ,nay cả hai cùng muốn hủy giấy đăng kí kết hôn thì phải làm các bước ra sao ?;
luatdansu.net (nguyenthan2505@gmail.com)
Happhuc: Vì bạn và người yêu bạn đã đăng kí kết hôn nên hai bạn đã trở thành vợ chồng hợp pháp dù chưa chung sống với nhau. Nay bạn nuốn hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn đó thì cách duy nhất đó là bạn phải khởi kiện ra tòa để thực hiện thủ tục ly hôn. Để dễ dàng và nhanh chóng, hai bạn nên thỏa thuận thuận tình ly hôn, cùng kí tên vào đơn thì thủ tục sẽ đơn giản hơn.;
luatdansu.net (nguyenthan2505@gmail.com)
Nguyễn Thị Thanh Thủy Bạn có quyền không ký vào hồ sơ vay nợ vì bạn không có nhu cầu vay. Nếu bạn kí vào hồ sơ bạn sẽ phải có nghĩa vụ liên đới trạ nợ cùng chồng bạn. Việc bạn muốn ly hôn thì bạn hoàn toàn có quyền làm đơn gửi tòa án kèm theo những giấy tờ theo quy định. Chúng tôi khuyên bạn nên thỏa thuận với chồng bạn về việc ly hôn, nuôi con và chia tài sản để có thể tốt nhận cho bạn và cho con bạn. CHúc bạn hạnh phúc!!!;
luatdansu.net (nguyenthan2505@gmail.com)
Nguyễn Thị Phượng : Về nguyện tắc, tài sản chung và khoản nợ chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ được chia đôi.;
nguyen hua bao ngoc (Ngoctuyencp@ yahoo.com.vn)
xin vui long cho hoi.toi va chog toi da ly hon roi...den nay toi da co viec lam on dih muon duoc chuyen quyen nuoi 2con cua toi...1 dua la9 tuoi be gai.1 dua be trai 8 tuoi..chog toi bao nam qua van an choi dog bog.hut chit.khog nghe nghiep j het..con trai cua toi la chau noi dit ton..vay toa an co chap nhan cho toi nuoi 2con kg?luc truoc toa xu ep toi ve viec nuoi con...sau nay toi moi biet tre em 1 tuoi ruoi deu duoc chap nhan de nguoi me nuoi..bao nam qua toi van toi luoi cham soc con toi..dieu dau log la con gai cua toi da bi con trai cua chi chog toi ham hiep..toi dag lo lag lan nay toa an co xu cho toi nuoi 2 con kg?neu xu kg cho nuoi voi ly do la chau noi dit ton thi toi nen lam sao..xin qui co quan vuilog cho biet.cam on.;
Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung:

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Phản hồi mới nhất

  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Lam dieu hăng nói:
    Vợ chồng e có 2 đứa con chung bé trai 2 tuổi rưỡi bé gái 11thang tuổi. E muốn ly hôn và dành quyền nuôi 2 con thì có được ko ạ, hiện e đang làm tháng lương 5tr5 1 tháng;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Nhân viên pháp lý - 038.323.9745 nói:
    Chào chị Ánh, trường hợp trên theo chị trình bày thì cả 2 vợ chồng đều thuận tình ly hôn. Nuyên tắc chia con chung theo Luật hôn nhân và gia đình: con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con vì vậy mà bé nhỏ của chị chỉ hơn 2 tuổi sẽ do chị nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc CHA MẸ CÓ THỎA THUẬN KHÁC phù hợp với lợi ích của con. Như vậy anh chị vẫn có thể tự thỏa thuận việc các con sẽ do ai nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ phù hợp với lợi ích của con hơn.;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;
  • Trần thị ngọc ánh nói:
    Vợ chồng tôi có 2 đứa con 1 đứa 5 tuổi,1 đứa hơn 2 tuổi. Nhưng vợ chồng tôi muốn chia con, tôi muốn nuôi đứa lớn,còn đứa 2 tuổi chồng tôi nuôi được không ạ.hay con lớn theo ba,con nhỏ theo mẹ ạ;